email HỖ TRỢ marketing@mkgroup.com.vn
Hotline Hà Nội (+84) 903 481 456
Hotline TP.HCM (+84) 988 476 756
0

Số liệu thống kê, những thách thức và cơ hội đối với m-money năm 2015

08/10/2015 00:00

MK Group cung cấp giải pháp Phát hành & Ứng dụng Thẻ | Thẻ thông minh

Các công ty truyền thông xã hội đang dẫn đầu trong xu hướng gia tăng mạnh mẽ này. Dịch vụ thanh toán thông qua mạng xã hội Venmo của Mỹ đã đạt lượng truy cập gần 1 tỉ USD mỗi quý, Snapchat hiện hợp tác với Square và Facebook để khởi động dịch vụ chuyển tiền qua tin nhắn Facebook Messenger. Thị trường Trung Quốc cũng đang bùng nổ mạnh mẽ, các nhà cung cấp dịch vụ như WeChat và Alipay đã xử lý hơn 3,3 tỉ giao dịch P2P trong dịp Tết Âm lịch năm 2015.

Một yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc trong chuyển tiền di động, đặc biệt là tại các thị trường đang phát triển, là khả năng tiếp cận với những đối tượng người dân không có điều kiện sử dụng các dịch vụ tài chính-ngân hàng. Tại các thị trường này hiện có 2,5 tỉ người dân không có tài khoản ngân hàng, mà chỉ sử dụng tiền mặt, nhưng khoảng 1 tỉ người trong số đó lại đang sở hữu ĐTDĐ. Các dịch vụ ví di động có thể cung cấp cho họ một giải pháp an toàn để chuyển tiền hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính (như bảo hiểm) mà không cần mang theo tiền mặt hay đăng ký với một ngân hàng truyền thống. Khoảng 157 triệu người Bangladesh hiện sử dụng ĐTDĐ để chuyển tiền, thay vì các tài khoản ngân hàng; trong khi đó, ở Kenya, lượng tiền lưu thông qua kênh ĐTDĐ tương đương với khoảng 25% hoạt động kinh tế trên toàn quốc.

Với sự phát triển của thị trường Mobile Money, một số quốc gia đang phải đưa ra những quy định chặt chẽ hơn, buộc các nhà mạng hợp tác với các tổ chức tài chính trong các dịch vụ mà các nhà mạng này cung cấp cho thị trường. CEO của Airtel Nigeria phàn nàn rằng những quy định này sẽ kiềm chế sức tăng trưởng và ngăn cản thị trường đạt tới đỉnh cao phát triển bởi vì các ngân hàng chưa sẵn sàng cũng như chưa được chuẩn bị đầy đủ để tiếp cận và khai thác nhóm đối tượng khách hàng là những người dân không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tài chính-ngân hàng. Giải quyết những tranh cãi nói trên và tạo điều kiện để m-money được phát triển là lợi ích lớn nhất đối với tất cả các bên liên quan. Ngoài ra, còn có những lợi ích khác vượt xa hơn cả khả năng nâng cao sự thuận tiện cho người sử dụng, đó là các ngân hàng có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng mới và cắt giảm các chi phí quản lý tiền mặt, trong khi đó các nhà mạng có thêm những nguồn doanh thu mới, xây dựng lòng trung thành của các thuê bao và thu gọn mạng lưới phân phối thẻ nạp tiền ĐTDĐ.

Báo cáo “GSMA MMU State of the Industry Report 2014” cho thấy thị trường m-money đang tăng tốc với hơn 250 dịch vụ tại 89 quốc gia và gần 300 triệu tài khoản cá nhân. Trong số các nước đang phát triển, 16 thị trường hiện có số tài khoản m-money nhiều hơn số tài khoản ngân hàng, qua đó chứng minh rõ vai trò quan trọng của m-money trong việc nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính-ngân hàng cho người dân. Tuy nhiên, tổng lượng tài khoản m-money mới chỉ chiếm 8% tổng lượng kết nối (ĐTDĐ) tại những thị trường có các dịch vụ m-money, do vậy các nhà mạng vẫn sở hữu không gian phát triển thị trường rất lớn. Nhưng để đạt tới mục tiêu này, các nhà mạng cũng phải thừa nhận rằng các cơ sở hạ tầng thanh toán tại các thị trường phát triển không phù hợp với các nước đang phát triển bởi vì chúng quá phức tạp và tốn kém. Thay vào đó các thị trường mới nổi cần cơ sở hạ tầng thay thế để hỗ trợ một hệ sinh thái thanh toán có chi phí sử dụng thấp dành cho những đối tượng người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính-ngân hàng.


Với một thị trường đã phát triển chín muồi như thị trường ĐTDĐ, có thể dễ dàng thấy rằng hầu hết những cơ hội lớn đã bị khai thác. Nhưng m-money vẫn tạo ra cơ hội rất lớn cho các nhà mạng và ngân hàng trong việc bổ sung các dịch vụ mới mang tính sáng tạo và gặt hái những nguồn doanh thu khổng lồ mới./.

(Gemalto)